Lập triều Võ Chu Võ_Tắc_Thiên

Thánh Thần Hoàng đế

Chữ "Chiếu" được Võ hậu sáng tạo.

Từ năm Thùy Củng thứ 4 (688), Võ Thái hậu bắt đầu xây Minh đường (明堂). Vào lúc này, quyền lực của Võ Thái hậu đã lớn, khiến nhiều kẻ xu nịnh bắt đầu tạo những thứ gọi là "điềm lành", hòng mua chuộc và lấy lòng bà. Người cháu trong họ là Văn Xương Tả tướng Võ Thừa Tự đã cho làm giả bảo thạch, trên có khắc 8 chữ「Thánh mẫu lâm nhân, Vĩnh xương Đế nghiệp; 聖母臨人,永昌帝業。」, có ý đề cao việc bà đích thân quản lý chính sự thay Duệ Tông.

Đối với những thứ này, Võ Thái hậu không ngần ngại tỏ ra cực kỳ thích thú, đặt tên viên bảo thạch là Bảo đồ (寶圖), sau đó còn tự xưng tôn hiệu Thánh mẫu Thần hoàng (聖母神皇), đại xá thiên hạ, sau lại nghĩ ra tên khác, cho bảo thạch thành Thiên thụ Thánh đồ (天授聖圖). Cũng trong thời gian này là sự kiện nổi loạn của hai cha con Lang Tà vương. Sau khi đánh bại phe phái chống đối mấu chốt này, sự "thần thánh" của Võ Thái hậu ngày càng lớn và không còn ai đủ sức có thể ngăn chặn con đường tự lập của Võ Thái hậu nữa. Cùng năm ấy, Minh đường hoàn thành, ấy là Vạn Tượng Thần Cung (萬象神宮) nổi tiếng, cao 394 xích, gồm 3 tầng. Liền ngay đó, bà cho cải niên hiệu thành Vĩnh Xương, theo tên "Thánh đồ" của bà, nhưng được hết năm thì lại cho đổi thành Tái Sơ[66].

Năm Tái Sơ nguyên niên (690), Võ Thái hậu lâm hạnh Minh đường, đại xá thiên hạ. Trong lần này, bà cho ban chữ Chiếu làm tên húy kị của mình. Chữ "Chiếu" được đề cập có chữ Hán là [曌], với hình Mặt trời (日), Mặt trăng (月) trên không khung (空), để tỏ quyền uy tối thượng. Chữ ["Chiếu"] này cùng 11 chữ khác về sau được gọi là Võ hậu tân tự.

Mùa hạ năm đó, Võ Thừa Tự bàn với Chu Hưng tố cáo các Trạch vương Lý Thượng Kim và Hứa vương Lý Tố Tiết có mưu phản, Thái hậu sai bắt trị tội, thắt cổ giết Tố Tiết; Thượng Kim cũng phải tự tử, lúc này hoàng thất họ Lý đã không còn ai có thể đe dọa Võ hậu nữa. Lại nói từ khi Tiết Thiệu bị giết, Thái Bình công chúa đi khắp nơi tìm kiếm nam sủng. Võ Thái hậu sợ mang tiếng, nên đem Công chúa gả cho cháu họ của mình là Võ Du Kỵ. Không lâu sau, bà giết chết các đại thần gồm Bùi Cư ĐạoTrương Hành Liêm, giết hai con của Chương Hoài Thái tử Lý Hiền và Nam An vương Lý Dĩnh. Tông thất nhà Đường bị diệt gần hết, số còn nhỏ tuổi cũng bị lưu đày đến Lĩnh Nam. Năm đó, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại vân kinh (大雲經) ca ngợi Thái hậu là Phật Di Lặc xuống trần, là chủ của thiên hạ. Thái hậu sai in rồi phát ra khắp nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo.

Chữ [Quân; 君] biểu thị Vua dưới thời Võ Chu.

Tháng 9 (ÂL) năm ấy, Thị ngự sử Phó Du Nghệ cùng hơn 900 đại thần đến Thần Đô, dâng thư xin Võ Thái hậu xưng làm Hoàng đế, đổi quốc hiệu thành [Chu; 周], sửa quốc tính thành họ Võ. Võ Thái hậu khước từ. Thấy vậy, đủ loại quan lại, tông thích, thậm chí là nhiều Tù trưởng các Di tộc đều lần lượt xin dâng biểu mời Võ Thái hậu đăng vị. Trước tình thế ấy, cả Đường Duệ Tông cũng đành phải xin bà cho đổi thành họ Võ, quan viên trong triều cũng tâu thỉnh, nói thấy Phượng hoàng bay vào Thượng Dương cung (上陽宮), tắc là điềm lành. Những điều này càng lúc càng thúc đẩy, khiến Võ Thái hậu quang minh chính đại soán vị.

Thế rồi vào ngày 9 tháng 9 (ÂL) năm ấy, Võ Thái hậu chính thức lên ngôi ở Tắc Thiên môn (則天門), đổi nhà Đường thành "Chu", đổi niên hiệu làm Thiên Thụ (天授). Ngày 12 (ÂL) tháng ấy, quần thần tôn hiệu là Thánh Thần Hoàng đế (聖神皇帝). Vừa lên ngôi, Võ Hoàng cho giáng Duệ Tông làm [Hoàng tự; 皇嗣], Hoàng thái tử Lý Thành Khí giáng làm [Hoàng tôn; 皇孫], đều cho đổi làm họ Võ. Sau đó, Võ Hoàng còn phong cho Văn Xương tả tướng Võ Thừa Tự là Ngụy vương; Thiên Quan Thượng thư Võ Tam Tư làm Lương vương, lại gia phong các cháu trong họ cộng 10 người làm Quận vương, cô dì phong là Trưởng công chúa[67]. Con gái của Đường Cao Tổ Lý Uyên là Thiên Kim công chúa, nhanh chóng lấy lòng Võ Hoàng, tự nhận làm con, tự đổi thành họ Võ thị, do đó Công chúa được phong làm Diên An Đại Trưởng công chúa[68].

Võ Hoàng chính thức cho lập miếu tổ tiên họ Võ ở Thần Đô, tiến hành truy tặng:

  • Chu Văn vương là Thủy Tổ Văn Hoàng đế (始祖文皇帝), Thái Tự là Văn Định Hoàng hậu (文定皇后);
  • Con trai nhỏ của Chu Bình vươngCơ Võ tôn làm Duệ Tổ Khang Hoàng đế (睿祖康皇帝), vợ là Khương thị làm Khang Huệ Hoàng hậu (康惠皇后);
  • Thái Nguyên Tĩnh vương Võ Khắc Dĩ làm Nghiêm Tổ Thành Hoàng đế (嚴祖成皇帝); Triệu Cung Túc vương Võ Cư Thường là Cung Tổ Chương Kính Hoàng đế (肅祖章敬皇帝); Ngụy Nghĩa Khang vương Võ Kiệm là Liệt Tổ Chiêu An Hoàng đế (烈祖昭安皇帝); Chu An Thành vương Võ Hoa là Hiển Tổ Văn Mục Hoàng đế (顯祖文穆皇帝); Trung Hiếu Thái hoàng Võ Sĩ Hoạch cải tôn Thái Tổ Hiếu Minh Cao Hoàng đế (太祖孝明高皇帝). Tất cả các Phi, vợ của các ông đều cải tôn là Hoàng hậu.

Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi Đế vị, Võ Tắc Thiên quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, Võ Hoàng lập ra tuần tra mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên, với cái tên khét tiếng Lai Tuấn Thần, Chu Hưng, nhưng đồng thời cũng có những hiền tài như Địch Nhân Kiệt.

Quan hệ đối ngoại

Phạm vi lãnh thổ Trung Hoa dưới triều đại Võ Tắc Thiên.

Ở biên cương, nhà Chu đang có xung đột với Thổ PhiênĐột Quyết, thực tế những vấn đề này đã tồn tại từ trước ở thời Đường Cao Tông, khi Võ Hoàng lên ngôi, những vấn đề biên giới tiếp tục gia tăng.

Năm Như Ý nguyên niên (692), tháng 2, bộ lạc Đảng Hạng của Thổ Phồn quy phục nhà Chu. Võ Hoàng cả mừng, đem tộc thuộc đều phân trí riêng ra khắp 10 Châu trong cả nước. Tháng 5 cùng năm, thủ lĩnh Hạt Tô (曷苏) cũng dẫn tộc nhân quy phụ nhà Chu, Võ Hoàng cho Trương Huyền Ngô (张玄遇) xuất tinh binh 20.000 quân ra nghênh đón. Nhưng Hạt Tô sau đó bị người Thổ Phồn bắt về, lại gặp đúng lúc một tộc người Khương dẫn 8000 người quy phụ, Trương Huyền Ngô mới đem an trí Xuyên Châu[69]. Cùng năm ấy, tháng 9, đại tướng Vương Hiếu Kiệt (王孝杰) và A Sử Na Trung (阿史那忠) xuất chinh Tây Bắc, đại phá được Thổ Phồn, thu phục 4 địa phương và cho đổi thành An Tây Tứ trấn (安西四镇)[70]. Cục diện phía Tây tạm yên, thẳng đến đời Đường Huyền Tông.

Mùa xuân năm Trường Thọ thứ 3 (694), tháng giêng, Thất Vi tạo phản, Võ Hoàng phái Đại tướng quân Lý Đa Tộ bình định được. Tháng 2, quân Chu do Vương Hiếu Kiệt công phá liên minh hơn 300.000 người giữa Bột Phác Luận Tán Nhuận của Thổ Phồn và Đồi Tử Khả hãn của Đột Quyết, lại thắng lợi[71]. Tháng 8, Lương vương Võ Tam Tư lĩnh suất "Tứ di Tù trưởng" thỉnh lấy đồng thiết đúc Thiên trụ (天枢), đặt ngoài Đoan Môn, để biểu thị công đức của Võ Hoàng[72]. Triều đình gom hết đồ đồng trong nước, sau khi hoàn thành thì liền cho khắc tên của bách quan cùng vua của các chư hầu. Sau đó, chính tay Võ Hoàng đích thân đề cái tên Đại Chu vạn quốc tụng đức Thiên trụ (大周萬國頌德天樞), ngụ ý Võ Chu triều là trung tâm của thiên hạ, thống lĩnh vạn quốc[73].

Năm Chứng Thánh nguyên niên (695), tháng giêng, tôn hiệu của bà được đổi thành Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế (慈氏越古金輪聖神皇帝). Ngày 16 (ÂL) tháng ấy, Tiết Hoài Nghĩa vì thất sủng mà đốt Thiên đàng cùng Minh đường (là Vạn Tượng Thần Cung), chạy rụi trọn đêm, khiến Võ Hoàng chỉ có thể xây lại Minh đường, còn chỗ Thiên đàng sửa thành chùa Phật Quang[74]. Cùng tháng ấy, Võ Hoàng phái Vương Hiếu Kiệt đánh vào Đột Quyết, khiến vào tháng 10 cùng năm đó, Khả hãnMặc Xuyết (默啜) phải hàng và quy phụ Đại Chu. Võ Hoàng mừng, làm lễ phong thiện ở Tung Sơn, đại xá thiên hạ, đổi tôn xưng thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế (天冊越古金輪聖神皇帝), cải niên hiệu mới làm Thiên Sách Vạn Tuế, sau lại đổi thành Vạn Tuế Đăng Phong. Cùng năm đó, quân Chu do Vương Hiếu Kiệt và Lâu Sư Đức chỉ huy giao chiến với hai tướng Thổ Phiên là Luận Khâm LăngLuận Tán Bà ở núi Tố La Hãn và đại bại, bà bèn giáng chức Sư Đức và Hiếu Kiệt[58].

Năm Vạn Tuế Đăng Phong nguyên niên (696), tháng 3, Võ Hoàng cho trùng kiến và xây dựng thêm Minh đường, thiết đặt Thông Thiên cung (通天宮). Mật độ xây dựng của Đại Chu vào lúc này lên đến đỉnh điểm, nhằm biểu thị uy quyền mà Võ Hoàng khao khát. Liền sau đó, bà cho đổi niên hiệu mới Vạn Tuế Thông Thiên. Dù đang ở đỉnh cao quyền lực, Đại Chu của Võ Hoàng vào ngay lúc ấy gặp một chiến loạn lớn ở phương Bắc. Khi ấy, Tùng Mạc Đô đốc Lý Tận Trung và anh vợ là Thành Châu Thứ sử Tôn Vạn Vinh vốn là người Khiết Đan, oán hận vì sự ngược đãi của nhà Đường đối với Khiết Đan từ trước, nên khi võ Hoàng lên ngôi đã chính thức nổi loạn, công hãm Doanh Châu[75], giết Thứ sửTriệu Văn Hối. Lý Tận Trung tự xưng là Vô Thượng Khả hãn (无上可汗). Võ Hoàng cử quân đến đàn áp, đổi gọi Lý Tận Trung làm ["Tận Diệt"; 盡滅], Tôn Vạn Vinh là ["Vạn Trảm"; 萬斬]. Tuy nhiên lực lượng nhà Chu bị Khiết Đan đánh bại vào mùa thu cùng năm, liên tiếp các tướng, trong đó có Vương Hiếu Kiệt được phục chức, đều chết trận. Dưới tình thế ấy, Khã hãn Đột Quyết là Mặc Xuyết trong lúc này lại đem quân đánh Lương Châu, bắt đô đốc Hứa Khâm Minh. Tháng 10 (ÂL) cùng năm, Lý Tận Trung chết, Tôn Vạn Vinh lên thay để tiếp tục công cuộc chống đối nhà Chu. Mặc Xuyết Khả hãn lúc này thân thiện với nhà Chu được tin liền dẫn quân tấn công Khiết Đan, bắt được thê tử Tận Trung và Tôn Vinh. Võ Hoàng bằng lòng, ban cho Mặc Xuyết nhiều vàng, lụa, sắt cùng công cụ cày cấy. Về sau Tôn Vạn Vinh phát triển thế lực, lại tiếp tục chống Chu. Mãi đến mùa hạ năm Vạn Tuế Thông Thiên thứ 2 (697), Mặc Xuyết Khả hãn lại đem quân tấn công Khiết Đan, giết Tôn Vạn Vinh thì, hình Khiết Đan mới tạm yên[24]. Sau đó, Mặc Xuyết Khả hãn đòi hòa thân với nhà Chu. Võ Hoàng cho cháu mình là Võ Diên Tú thành hôn với Công chúa Đột Quyết, Mặc Xuyết không chịu và bắt giam Võ Diên Tú, sau đó gây hấn với Chu, tiến đánh đến tận Triệu Châu[76] rồi mới rút lui.

Năm Thánh Lịch thứ 2 (699), Quốc chủ Thổ Phồn giết chết Luận Khâm Lăng, con Khâm Lăng là Cung Nhân cùng Luận Tán Bà đầu hàng Chu. Kể từ lúc đó, Thổ Phồn lâm vào tình cảnh rối ren, xung đột và trong một thời gian không còn gây hấn với nhà Chu (sau là Đường) như trước nữa.

Tranh chấp Lý-Võ

Bản dập Thăng Tiên Thái tử bi (升仙太子碑) cục bộ.

Không bao lâu sau khi chiếm ngôi, Võ Hoàng cho xây chùa Đại VânTrường AnLạc Dương, đồng thời phong cho 9 nhà sư lên tước Công. Có thể nói, vào thời Võ Hoàng lâm triều trị quốc, Phật giáo luôn chiếm địa vị độc tôn trong hệ thống tư tưởng ở Trung Quốc. Về tổ tiên của mình, bà cho đem bài vị tổ tiên trong vòng 7 đời vào thờ ở Thái miếu, tuy nhiên bà vẫn tiếp tục cúng bái 3 vị Hoàng đế họ Lý là Đường Cao Tổ, Đường Thái TôngĐường Cao Tông của nhà Đường[57].

Mặc dù Duệ Tông được lập làm Hoàng tự, nhưng thế lực của Thân vương khác là Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư cũng rất lớn mạnh. Năm Thiên Thụ thứ 2 (691), các đại thần Trương Gia Phúc, Vương Khánh Chi muốn lấy lòng Võ Hoàng, nên dâng thư xin bà lập Võ Thừa Tự làm Thái tử, vì người họ Võ thì nên truyền ngôi cho người họ Võ. Bà ban đầu có vẻ bằng lòng. Tháng 7 (ÂL) cùng năm ấy, các Tể tướng Sầm Trường Sai, Cách Phụ Nguyên và Tư lễ khanh kiêm Phán Nạp ngôn sự Âu Dương Thông lên tiếng phản đối một cách gay gắt. Võ Thừa Tự ghét lắm, bày mưu với Lai Tuấn Thần vu hãm cả 3 cùng các quan viên ủng hộ 3 người, đến tháng 10 cùng năm thì toàn bộ đều bị giam và giết hại[57][77]. Đại thần Lý Chiêu Đức cũng vì bất bình với Võ Thừa Tự, liền sau đó bị lưu đày và bị giết, rất có thể do Võ Thừa Tự hãm hại[78]. Tuy nhiên Võ Hoàng vẫn chưa lập Võ Thừa Tự làm thái tử, chỉ cho Thừa Tự có thể tự do vào cung thỉnh an. Về sau do Vương Khánh Chi vào cung quá nhiều và tỏ ra vô lễ, bà bàn với tướng Lý Hiếu Dật trừng phạt hắn ta. Lý Du Đạo nhân cơ hội đó, cho đánh chết Vương Khánh Chi và khuyên bà giữ lại ngôi kế vị cho họ Lý, vì nếu họ Võ làm Hoàng đế thì 3 vị Hoàng đế nhà Đường sẽ không còn được thờ ở Thái miếu[57]. Võ Hoàng bằng lòng, sau đó bà còn hạ lệnh tước quyền tể tướng của Võ Thừa Tự, chỉ trao cho các chức vụ trên danh nghĩa, không nắm thực quyền[58].

Lúc này thế lực của bọn Lai Tuấn Thần ngày càng lớn mạnh, ngoi lên chức Tả Thái trung thừa. Mùa xuân năm Trường Thọ nguyên niên (692), Tuấn Thần tố cáo 3 vị Bình chương sự là Nhậm Tri Giả, Địch Nhân KiệtBùi Hành Bổn cùng bọn đại thần Bùi Tuyên Lễ, Lư Hiến, Ngụy Nguyên Trung, Lý Tự Chân mưu phản. Bảy người này đều bị tống vào ngục. Địch Nhân Kiệt ở trong ngục bí mật viết sớ kêu oan, rồi tìm cơ hội gửi cho con ông ta là Địch Quang Viễn để trình lên trên cho Võ Hoàng xem xét. Cuối cùng, 7 vị đại thần thoát chết nhưng bị lưu đày. Về sau các Tể tướng Lý Du Đạo, Chu Kính Tắc, Chu Củ ra sức kiềm chế bọn Tuấn Thần nên thế lực không còn được như trước[58].

Năm Trường Thọ thứ 2 (693), người phụ nữ được Võ Tắc Thiên sủng ái là Vi Đoàn Nhi oán hận Hoàng tự Võ Đán vì dụ dỗ không thành, thường gièm pha trước mặt Võ Hoàng. Sau đó Vi thị vu cáo vợ Hoàng tự là Lưu thị cùng người thiếp của ông, Đậu thị, lập đàn bùa phép mưu hại Võ Hoàng. Do đó Võ Hoàng nhân lúc hai người vào thỉnh an, đã bí mật giết chết. Hoàng tự rất lo sợ, mình sẽ bị liên lụy, do đó ông không dám khóc thương cho hai người, sinh hoạt vẫn tiến hành như bình thường. Tuy nhiên sau đó Đoàn Nhi lại tiếp tục tìm cớ hãm hại Hoàng tự, Võ Hoàng không còn tin ả nữa, sai giết đi. Cũng trong lúc đó, mẹ của Đậu Đức phi là Bàng thị bị người đến tố cáo, Bàng thị bị khép tội chết, cho giảm một bậc. Có lời đồn các đại thần Bùi Phỉ Cung, Phạm Nhân Tiên bí mật gặp Hoàng tự, Võ Hoàng liền cho xử tử cả hai. Lai Tuấn Thần còn tố cáo Hoàng tự mưu phản, Võ Hoàng liền tin mà tức giận, sai giam lỏng ông trong phủ, không cho đại thần gặp mặt, đồng thời phế các con ông từ Thân vương làm Quận vương. Những người bị nghi đồng mưu đều bị Lai Tuấn Thần tra tấn dã man. Bấy giờ có An Kim Tàng tự mổ bụng của mình để giải oan cho Hoàng tự. Bà nghe tin cảm động, cho ngự y tới chữa trị Kim Tàng và xá miễn cho Hoàng tự khỏi phải mang tội nữa[58][79].

Võ Hiển về kinh

Kim giản của Võ Chiếu. Vào ngày 7 tháng 7 (ÂL) năm Cửu Thị (700), Võ Tắc Thiên đến Tung Sơn, sai Thái giám Hồ Siêu lập kim giản để cầu tiêu trừ hết mọi tội lỗi.

Đối với Võ Hoàng, cháu trai Võ Thừa Tự thực sự được tín nhiệm, từ khi Võ Hoàng lên ngôi đến khi Thừa Tự chết, các tôn hiệu dành cho bà đều do Thừa Tự đích thân vận động. Cũng những dịp này, Võ Hoàng rất cao hứng mà nhiều lần đại xá. Trong sự kiện chọn lựa lập Lý hay lập Võ kế thừa, Võ Thừa Tự cũng nằm trong danh tuyển.

Nhưng vì vấn đề của Lý Chiêu Đức và Địch Nhân Kiệt, Võ Hoàng do dự và quyết định hủy bỏ tư cách của Võ Thừa Tự, hạn chế đi quyền lực đáng kể của ông ta trong triều. Sau khi loại Võ Thừa Tự, thế lực của Lý Du Đạo trở nên lớn mạnh, nên Võ Hoàng có phần e ngại, bèn bãi chức ông ta. Mùa thu năm Diên Tải (694), Lai Tuấn Thần từng bị biếm làm Tham quân Đồng Châu, Vương Hoằng Nghĩa bị đày ra Quỳnh Châu rồi bị giết. Nhưng không lâu sau đó, Lai Tuấn Thần và Lý Du Đạo lại được Võ Hoàng bổ dụng. Năm Thần Công (697), Tuấn Thần lập mưu tố cáo Du Đạo làm phản, nhân cơ hội đó sẽ tìm cách hãm hại hai Hoàng tử (Lý Triết và Lý Đán) cùng Thái Bình công chúa, công chúa bèn liên kết với người họ Lý và họ Võ, tố cáo ngược lại Tuấn Thần. Cuối cùng, Võ Hoàng cho giết cả Lai Tuấn Thần và Lý Du Đạo. Từ đó thế lực của Lai Tuấn Thần từng tác quái nhiều năm trong triều đã bị đánh đổ[24].

Năm Thánh Lịch nguyên niên (698), hai người cháu dòng họ Võ của bà là Võ Thừa TựVõ Tam Tư muốn giành ngôi Thái tử, kết bè kết cánh chống lại nhau và cùng âm mưu lật đổ Hoàng tự Lý Đán. Với vấn đề này, Võ Hoàng luôn cảm thấy bất an, không biết giải quyết ra sao. Đại thần Địch Nhân Kiệt dâng sớ nói rằng Cao Tông lúc chết đem hai con phó thác cho bà, nay dù Võ Hoàng lên ngôi nếu như muốn đem thiên hạ giao cho người cùng họ là trái ý trời, mà không có tiền lệ gì mà cô nhường ngôi cho cháu. Nếu lập con thì sau này bà còn được vào Thái miếu, nếu lập cháu thì về sau không biết địa vị của bà sẽ ở đâu. Bà nghe theo. Sau đó Nhân Kiệt lại khuyên bà triệu Lư Lăng vương Lý Triết về kinh, được Vương Phương KhánhVương Cập Thiện ủng hộ theo. Võ Hoàng cũng bắt đầu suy nghĩ việc này[80]. Lúc đó U Châu tướng Tôn Vạn Vinh cũng muốn tôn lập Lý Triết, Võ Hoàng cuối cùng xiêu lòng. Tháng 4 (ÂL) năm ấy, Võ Hoàng ra lệnh rằng Lư Lăng vương Lý Triết trong người có bệnh, đặc cách cho về kinh, lại cho phép Thê tử, con cái đi theo. Không lâu sau ông về tới Trường An[24]. Tháng 10 (ÂL) cùng năm, Hoàng tự Võ Đán dâng sớ xin nhường ngôi kế vị cho Lý Triết. Bà bằng lòng, đổi Hoàng tự là Tương vương và phong Lý Triết làm Hoàng thái tử, đổi tên là ["Hiển"] như cũ, nhưng phải đổi sang họ Võ[24]. Điều này khiến Võ Thừa Tự uất ức thống hận và qua đời không lâu sau đó.

Sau khi Võ Hiển được làm Thái tử, Võ Hoàng do sợ rằng sau khi mình qua đời thì hai nhà Lý, Võ sẽ không dung nhau, nên hạ lệnh bắt Võ Hiển, Võ Đán, Thái Bình công chúa và phò mã Võ Du Kỵ phải thề độc rằng không làm hại họ Võ[24]. Lúc này, Võ Hoàng dần dần sa vào hưởng lạc. Từ sau khi Tiết Hoài Nghĩa thất sủng, Thái Bình công chúa còn tiến cử Trương Xương Tông có tài thổi sáo, rất đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Hoàng rất vui. Xương Tông lại tiến cử anh mình là Trương Dịch Chi vào hầu hạ, không lâu sau hai người được phong lên tới tước Công[24][81]. Không những thế, họ Trương còn liều lĩnh cặp ngay với một nha đầu thân cận của Võ Hoàng. Vào một ngày bị Võ Hoàng bắt gặp, bà đã rút gươm và chém sượt qua đầu. Tuy nhiên sau đó chuyện này đã được giải quyết êm vì Thái Bình công chúa có ý kiến rằng: ["Không nên làm to chuyện, làm trò cười cho thiên hạ"]. Lúc này bà tuổi cao, anh em họ Trương dần tìm cách can dự vào triều chính. Điều này khiến các con của Võ Hiển là Thiệu vương Lý Trọng Nhuận, Vĩnh Thái công chúa Lý Tiên Huệ, Phò mã Võ Diên Cơ (con trai Võ Thừa Tự) đều rất bất bình. Anh em họ Trương nhân đó gièm pha, Võ Hoàng phái người ban chết[81][82][83][84].

Năm Trường An thứ 3 (703), anh em họ Trương oán giận tể tướng Ngụy Nguyên Trung vì Nguyên Trung không coi trọng bọn Trương Xương NghiTrương Xương Kỳ, anh em họ của Dịch Chi. Hai người này cũng lo sợ sau khi bà chết đi thì Nguyên Trung sẽ tìm cách hại mình, nên đã cáo buộc Nguyên Trung cùng Cao Tiển, thân cận của Thái Bình công chúa, ngày đêm mong cho bà chóng chết. Anh em họ Trương còn thuyết phục Trương Thuyết ra làm chứng, nhưng Trương Thuyết nói hết âm mưu của hai tên đó trước mặt Võ Hoàng. Nhưng rốt cục, Võ Hoàng vì mải mê nam sủng nên vẫn lưu đày Ngụy Nguyên Trung, Cao Tiển và Trương Thuyết. Mùa thu năm thứ 4 (704), nhiều quan lại lên tiếng cáo buộc Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông và anh em họ là Đồng Hưu, Xương Kỳ nhận hối lộ; Võ Hoàng bèn giáng chức Đồng Hưu và Xương Kì nhưng lại giật dây cho Tể tướng Dương Tái Tư không được động tới hai nam sủng của mình, nên anh em họ Trương được vô sự.

Liên quan